Thế giới đang chuyển mình nhanh chóng trong thời đại số và Việt Nam đang nỗ lực bắt kịp xu hướng. Ngành Tài chính – Ngân hàng đi đầu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, kiên định hướng tới mục tiêu số hóa hoàn toàn các dịch vụ đến năm 2030. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, hạ tầng mạng WAN đóng vai trò then chốt, cung cấp nền tảng kết nối băng thông rộng, ổn định và an toàn từ phòng giao dịch, trụ ATM đến hội sở, giúp các tổ chức chuyển đổi số thông suốt và hiệu quả.
Nhằm góp phần giúp các tổ chức thực hiện được điều đó, Netmark xin giới thiệu Peplink SD-WAN – một giải pháp nâng cấp hạ tầng mạng WAN toàn diện, sẽ giúp doanh nghiệp có được khả năng kết nối mạng ổn định nhất. Song song đó, tăng cường quản lý các kết nối, đảm bảo tính bảo mật và thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng số trên khắp các tỉnh thành trong mạng lưới hoạt động.
LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG PEPLINK SD-WAN
Phát triển ngân hàng số với tốc độ nhanh chóng
Peplink SD-WAN cung cấp kết nối ổn định. Bằng công nghệ SpeedFusion VPN kết hợp nhiều đường truyền khác nhau: MPLS, FTTH, 4G, tốc độ đường truyền dữ liệu tăng gấp 10 lần giúp thời gian ra mắt các ứng dụng số, core banking, dịch vụ của ngân hàng nhanh hơn.
Phát triển cơ sở hạ tầng mạng WAN tập trung
Xây dựng, phát triển hệ thống mạng CNTT, không thay đổi hạ tầng mạng MPLS cũ ở phòng server, bổ sung FTTH/Leased Line đồng nhất dễ dàng trên một nền tảng SD-WAN duy nhất của Peplink với độ sẵn sàng cao, thời gian ngưng trệ của hệ thống giảm xuống.
An toàn hệ thống thông tin
Peplink SD-WAN có các biện pháp bảo vệ được triển khai trên: User, Thiết bị, Công nghệ kết nối, Cloud, đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn khi truyền qua môi trường Internet bằng tiêu chuẩn mã hoá cao AES-256.
Giảm chi phí quản lý và dễ dàng đồng bộ, mở rộng
Đơn giản, thuận tiện trong quản lý, tiết giảm chi phí vận hành, dễ dàng mở rộng mạng lưới kênh truyền thống kết hợp với các các kênh giao dịch ngân hàng hiện đại như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, thanh toán không tiếp xúc, máy ATM thế hệ mới như một ngân hàng tự động ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.