Giới Thiệu Peplink SD-WAN: Giải pháp mạng WAN cao cấp dành cho Doanh Nghiệp

I. TẠI SAO SỬ DỤNG SD-WAN 

Theo truyền thống, các Doanh Nghiệp sử dụng mạng MPLS chuyên dụng để kết nối giữa các văn phòng chi nhánh, và trụ sở chính, nhưng có nhược điểm là hạn chế về băng thông và chi phí cao. Kết nối băng thông rộng (FTTH) thường chỉ được xem như một phương án dự phòng do hiệu suất không đáng tin cậy và lo ngại về bảo mật. 

Hơn nữa, các ứng dụng đám mây như Salesforce, Office 365 và Webex đã xuất hiện và được sử dụng nhiều trong Doanh nghiệp. Sự xuất hiện của những ứng dụng này làm cho việc sử dụng kết nối MPLS trở nên không đáp ứng được. Điều này bởi vì các ứng dụng đám mây này cần phải có Internet để truy cập và việc định tuyến lưu lượng truyền về các trung tâm dữ liệu trở nên không hiệu quả.

Các Doanh nghiệp cần một giải pháp cho phép khi triển khai thêm chi nhánh mới thì mỗi chi nhánh có nhu cầu kết nối ổn định, liên tục, nhanh chóng này đến: 

1. Đến Trụ sở chính 

2. Đến Các ứng dụng và dữ liệu được lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu

3. Đến các ứng dụng đám mây trên Internet. 

II. SD-WAN LÀ GÌ? 

Mạng được điều khiển bởi phần mềm WAN (hay còn gọi là SD-WAN: Software-Defined WAN) là một phương pháp để triển khai mạng diện rộng (WAN: Wide Area Networks) sử dụng mạng điều khiển bởi phần mềm ảo hoá (SDN: Software-Defined Networking) để đạt được độ linh hoạt cao hơn. 

SD-WAN kết hợp băng thông của kết nối băng thông rộng với các kết nối WAN hiện có để hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí kết nối người dùng với trung tâm dữ liệu và các ứng dụng dựa trên đám mây từ bất kỳ vị trí nào trong mạng. 

SD-WAN tích hợp thông minh tối ưu hóa lưu lượng qua nhiều kết nối (MPLS, FTTH, LTE) để cải thiện trải nghiệm người dùng trên toàn hệ thống mạng. Nó tự động định tuyến lưu lượng đến các kết nối tốt nhất và khắc phục sự cố truyền dẫn ngay lập tức dựa trên chính sách, đảm bảo hiệu suất cho các ứng dụng ưu tiên.

III. LỢI ÍCH CỦA SD-WAN 

    Tính linh hoạt của mạng (Network Agility) 

SD-WAN được thiết kế linh hoạt, cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với các điều kiện mạng thay đổi. Bao gồm: như tăng lưu lượng mạng, thêm mới các thiết bị mạng, hoặc chuyển đổi giữa các dịch vụ đám mây. Ngoài ra,  tự động điều hướng tất cả lưu lượng để tối ưu hóa việc truy cập ứng dụng và dữ liệu, mở rộng chi nhánh mới hay văn phòng ở các địa điểm xa xôi.

peplink_tcoTriển khai dễ dàng và nhanh chóng 

SD-WAN cho phép các tùy chọn triển khai khác nhau cho thiết bị chi nhánh hoặc thiết bị tại trung tâm, bao gồm: phần cứng chuyên dụng, thiết bị ảo hóa và công cụ quản lý tập trung. Trong mỗi trường hợp, các thiết bị chi nhánh sẽ kết nối với Cloud quản lý tập trung khi chúng được kết nối vào mạng và các cấu hình được đẩy từ Cloud quản lý tập trung đến thiết bị chi nhánh. Không cần kỹ thuật viên có chuyên môn để thực hiện cài đặt mà việc triển khai cũng rất đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Quản lý tập trung

Công cụ giám sát tất cả các thiết bị, kết nối, cảnh báo khi có sự cố và cho phép khắc phục sự cố từ xa. Công cụ cho phép tự động đẩy các cấu hình được cập nhật và các chính sách ứng dụng cụ thể đến từng nút mạng (Node) một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, nó cung cấp báo cáo và phân tích thời gian thực có thể được sử dụng để theo dõi hiệu suất và khắc phục sự cố.

Bảo Mật Mạng 

Các công nghệ phối hợp với nhau để tạo ra một lớp bảo vệ với nhiều lớp phòng thủ chống lại các cuộc xâm nhập và bảo vệ dữ liệu. Để tấn công mạng, những kẻ tiếp cận sẽ cần phải vượt qua một loạt công nghệ, mỗi công nghệ bảo vệ một phần khác nhau của mạng khỏi các hình thức tấn công khác nhau. Các biện pháp bảo vệ được triển khai trên: User, Thiết bị, Công nghệ kết nối, Cloud.

Xem Thêm: Giải Pháp Phòng Thủ – Bảo Mật Mạng của Peplink 

Giảm chi phí

Theo khảo sát của Garner, việc triển khai SD-WAN ít tốn kém hơn 2,5 lần so với mạng WAN truyền thống. Nguyên nhân giảm chi phí là do:

  • Thay thế MPLS bằng FTTH, 4G LTE giúp tối ưu hoá chi phí hơn. 
  • SD-WAN cho phép quản lý và cấu hình từ xa. Điều này giúp giảm chi phí liên quan đến việc gửi kỹ thuật viên đến từng chi nhánh hoặc vị trí để cấu hình thiết bị.
  • Thực hiện kế hoạch chi phí dựa trên mô hình pay-as-you-go giúp giảm thiểu số tiền phải trả trước lớn và chi phí duy trì và nâng cấp liên tục. 
  • Trang bị khả năng Zero-touch provisioning giúp mở rộng chi nhánh dễ dàng, vì tất cả các chức năng triển khai được quản lý từ bộ điều khiển trung tâm. 
  • Mô hình triển khai linh hoạt có thể kết hợp với bộ định tuyến tại văn phòng chi nhánh hoặc thay thế nó. 
  • Tích hợp Dịch vụ Cloud: SD-WAN tích hợp với các dịch vụ đám mây, giúp tổ chức sử dụng các ứng dụng và tài nguyên đám mây một cách hiệu quả hơn, giảm chi phí về  đường truyền và triển khai các ứng dụng và dịch vụ.

III. KIẾN TRÚC MẠNG PEPLINK SD-WAN 

Các thành phần giải pháp Peplink SD-WAN: 

Phần cứng Peplink SD-WAN có nhiều dòng sản phẩm đa dạng, đồng thời cung cấp tính năng bảo mật và ổn định. 

  • Công nghệ Peplink SD-WAN SpeedFusion VPN là công nghệ cao cấp nhất của Peplink, cải thiện khả năng kết nối ổn định, đáng tin cậy. 
  • Công nghệ Peplink SD-WAN SpeedFusion VPN với tính năng Hot Failover, khi một mạng kết nối gặp sự cố, SpeedFusion có khả năng tự động chuyển đổi kết nối dự phòng một cách nhanh chóng mà không gây gián đoạn lớn.
  • Công nghệ Peplink SD-WAN SpeedFusion VPN với tính năng Bandwidth Bonding, cho phép kết hợp nhiều kết nối mạng khác nhau, chẳng hạn như kết nối FTTH, 4G, 5G giúp tăng băng thông và tạo sự đáng tin cậy.
  • Peplink SD-WAN Balance: Peplink Load Balance cho phép kết nối đa kênh (Multi-WAN), tức là có thể sử dụng nhiều kết nối internet khác nhau cùng một lúc. Điều này giúp tối ưu hóa băng thông, giảm tải trước khi kết nối và cải thiện hiệu suất mạng.

Peplink InControl 2: Đây là giao diện quản lý trung tâm của Peplink SD-WAN. IC2 cung cấp quản lý từ xa, giám sát trạng thái mạng, cấu hình thiết bị, quản lý dung lượng sim và tích hợp với dịch vụ đám mây để quản lý mạng hiệu quả.

Xem thêm: Công cụ quản lý Cloud InControl2 – Giám sát và quản lý mạng WAN 

 

 

  • Theo dõi lộ trình thông qua GPS: InControl2 kết hợp với GPS tích hợp trên xe, ví dụ như MAX HD2 và BR1, để quản lý toàn bộ thiết bị một cách dễ dàng. Bạn có thể theo dõi vị trí của các thiết bị trên bản đồ tương tác, kiểm tra tốc độ xe, vùng phủ sóng di động và tình trạng giao thông. Hơn nữa, bạn có khả năng xem lại lịch sử tuyến đường vào bất kỳ thời điểm nào.
  • FusionHub có thể triển khai trên hầu hết các phần mềm máy ảo, gồm: AWS, Azure, GCP,…. Sử dụng FusionHub đặt tại Data Center hoặc Cloud Server kết nối về các chi nhánh.

Netmark Distribution – Nhà phân phối chính thức Peplink tại Việt Nam:

Xem chứng nhận nhà phân phối Peplink chính hãng tại đây >>. Ngoài ra, Netmark còn là nhà phân phối chính thức và độc quyền các thương hiệu liên quan đến giải pháp Connectivity khác như Switch Volktek, WiFi IO-HFCL, giải pháp truyền dẫn không dây Mimosa,…

Liên hệ Hotline 0909.878.577 để được tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay!

zalo-icon
phone-icon